PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG THCS LẠC LONG
PHÒNG GD&ĐT KINH MÔN TRƯỜNG THCS LẠC LONG Số: 35 /KH-THCS LL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lạc Long, ngày 4 tháng 10 năm 2019 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ Năm học 2019 - 2020 Căn cứ Chỉ thị số 2268/ CT- BGDĐT ngày 08/8/2019 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019- 2020 của ngành giáo dục; Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26/7/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 23/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019-2020; Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2019-2020 của Sở GDĐT Hải Dương. Căn cứ Hướng dẫn số 330/PGDĐT, ngày 23/8/2019 của Phòng GD &ĐT huyện Kinh Môn về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 2019 – 2020. Căn cứ tình hình thực tiễn của nhà trường năm học 2018-2019 và địa phương; Trường THCS Lạc Long xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019- 2020 với những nội dung như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Quy mô trường lớp và đội ngũ a, Quy mô trường lớp - Trường có 12 lớp với 365 HS ( Nữ: 161 em). Trong đó: + Khối 6: 3 lớp: 111 HS (2KT) + Khối 8: 3 lớp: 82 HS(3KT) + Khối 7: 3 lớp: 86 HS (2KT) + Khối 9: 3 lớp: 86 HS(3KT) b, Đội ngũ - Tổng số biên chế được giao: 26. Tổng số CBGV, nhân viên hiện có: 25 (Biên chế: 23, hợp đồng BHXH: 02) + CBQL: 2 + HC: 3 + GV: 20 đ/c (biên chế: 18, Hợp đồng: 2). Giáo viên đạt chuẩn: 20 - 100%. Trong đó trên chuẩn là 19 đạt 95,0% - Có 3 tổ: + Tổ KHTN: 12 đ/c gồm HT + PHT và 10 GV (cơ cấu Toán: 3, Lý: 1 , Hoá: 1, Sinh: 1, Kỹ: 1, Thể dục: 1; Tin: 1; Mĩ thuật: 1). + Tổ KHXH: 10 đ/c GV (cơ cấu Văn: 4, Sử: 1; CD: 1; Địa: 1; Anh: 2; AN: 1) + Tổ VP gồm 3 đ/c (cơ cấu 01VT-TQ, 01 KT-TBDH, 01 Y tế-TV). - Chi bộ Đảng có 16 đảng viên đạt 64,00%. 2. Cơ sở vật chất - Khuôn viên nhà trường được quy hoạch hợp lý và tu sửa nâng cấp theo đủ tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, đảm bảo xanh - sạch - đẹp. - Có thư viện đạt chuẩn từ năm 2016; Có 03 phòng học bộ môn gồm phòng Vật lí - CN; phòng Sinh- Hóa; phòng Tin học. Có 10 phòng học KCCT đảm bảo đủ chất lượng phục vụ cho dạy - học và hoạt động của nhà trường. 3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 -2019 3.1. Kết quả đạt được 3.1.1. Việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục Duy trì được sĩ số 100%, không có trình trạng học sinh bỏ học. 3.1.2. Nâng cao chất lượng giáo dục a, Chất lượng giáo dục toàn diện + Hai mặt giáo dục: So với kết quả năm học 2017-2018 Hạnh kiểm Học lực Tiêu chí Kết quả đạt Nhận xét Tiêu chí Kết quả đạt Nhận xét Tốt 247 = 72,2% Tăng 1,1% Giỏi 43 = 12,6% Giảm 9,1% Khá 84 = 24,6% Giảm 0,8% Khá 161 =47,1% Tăng 2,0% Tb 11 = 3,2 % Giảm 0,3 % Tb 133 =38,9% Tăng 6,5% Yếu 05 =1,5% Tăng 0,6% + Học sinh lên lớp thẳng khối 6,7,8: 337/342 em đạt 98,54%, kiểm tra lại 05 em; + Học sinh khối 9: Có 86/86 em, 100% được công nhận TNTHCS năm 2019. Kết quả thi tuyển sinh THPT đạt điểm trung bìnhlà 28,771 điểm/em, tỷ lệ đỗ 49/58 em dự thi đạt 84,48%; Xếp thứ 925/272 trường THCS trong tỉnh (tăng 143 bậc so với năm học trước). 3.1.3. Chất lượng HSG * Chất lượng HS giỏi các cấp: - Cấp tỉnh: có 01 giải ba môn Toán - Cấp huyện: + Môn văn hóa Khối 9: Có 11em đạt giải được công nhận danh hiệu HSG huyện. Đồng đội HS giỏi của nhà trường xếp thứ 9/27 trường trong huyện (tăng được 03 bậc so với năm học trước). Khối 6,7,8: Có 31 em đạt giải được công nhận danh hiệu HSG huyện. Đồng đội HS giỏi Ôlimpic của nhà trường xếp thứ 05 (tăng 9 bậc so với năm học trước). + Môn GDTC: Thi điền kinh: Đồng đội HS giỏi của nhà trường xếp thứ 14 (tăng được 09 bậc so với năm học trước). 3.1.4. Xây dựng đội ngũ - Tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết, nhất trí, có tinh thần phấn đấu cao 100% CBGV đạt chuẩn và trên chuẩn. - Danh hiệu thi đua cá nhân: 02 CSTĐ cấp cơ sở, 16 LĐTT. 3.1.5. Cơ sở vật chất, công tác XHHGD - Khai thác tốt cơ sở vật chất hiện có. - Tận dụng và tiết kiệm các nguồn kinh phí mua sắm thêm thiết bị phục vụ dạy và học, sách cho thư viện; - Thực hiện tốt việc bảo quản và sử dụng có hiệu quả CSVC phục vụ dạy và học hiện có, đặc biệt là sử dụng thiết bị dạy và học và tài liệu tham khảo. Phát huy ưu thế của Thư viện chuẩn, chú trọng việc tích cực đọc sách của học sinh, quản lý tốt thiết bị dạy học và có kế hoạch mua sắm bổ sung thường xuyên, bổ sung thiết bị và SGK, STK, SNV...; - Thực hiện kế hoạch chủ động tham mưu các cấp xây dựng CSVC hoàn thiện theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia; Cuối năm học HS lớp 9 tặng nhà trường mỗi lớp 1 chiếc ghế đá trang trí sân trường. 3.1.6. Công tác quản lí Có nhiều đổi mới trong công tác quản lí nên các hoạt động của nhà trường ổn định, nền nếp. Trường được công nhận: Tập thể Lao động Tiên tiến 3.2. Hạn chế: Chất lượng đại trà còn 05 HS xếp loại học lực yếu phải dự kiểm tra lại, 03 học sinh phải ở lại lớp. Chất lượng HSG, thi vào THPT chưa ổn định. 3.3. Nguyên nhân + Chủ quan: Đội ngũ chưa đủ mạnh. Giáo viên giảng dạy, bồi dưỡng, ôn tập đã có nhiều cố gắng song chưa ổn định (*HSG K9: môn Sinh học: 23/27; môn Ngữ văn: 16/27; môn Hóa: 19/ 27; HSG K8: môn Địa: 21/27, T.Anh: 15/27: K7: môn T.anh:20/27; K6: mmon N.Văn 19/27 ). Tay nghề của một vài giáo viên còn hạn chế. + Khách quan: Còn nhiều gia đình chưa thật quan tâm đế việc học của con em mình. Một số học sinh ý thức học tập chưa tốt, còn mải chơi; CSVC còn thiếu và hư hỏng nhiều. 4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của nhà trường khi bước vào năm học 2019 - 2020 a, Thuận lợi: *. Địa phương: Từ năm 2016 xã Lạc Long đạt xã Nông thôn mới; Tình hình chính trị - xã hội địa phương ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, phong cảnh quê hương ngày càng đổi mới, có 6/6 làng của xã được công nhận là làng văn hóa. Trình độ dân trí tốt hơn. Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương đối với sự nghiệp giáo dục xã nhà đã có những bước tiến bộ hơn. Các ban nghành đoàn thể địa phương có sự quan tâm và phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục theo tình thần Nghị Quyết đại hội Đảng bộ khoá XXXI đã đề ra. *. Nhà trường: Hiện nay, cán bộ giáo viên đủ để đảm nhiệm công việc của trường; đoàn kết, có tinh thần ý thức công tác tốt; chuyên môn nghiệp vụ khá vững vàng. Có nhiều cán bộ giáo viên luôn gương mẫu, có kinh nghiệm và sáng tạo trong công tác quản lý, giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm lớp làm nòng cốt cho phong trào nhà trường. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giảng dạy và làm việc. Về đạo đức học sinh nhìn chung ngoan, có nền nếp chào hỏi lễ phép và ý thức giữ gìn của công, không có hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt 96,8%; Đa số các em HS ngoan, hiếu học. Chất lượng tuyển sinh vào lớp 6 năm học này tương đối tốt. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi. CSVC được tăng cường giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học. b, Khó khăn *. Địa Phương: Lạc Long là Địa phương thuần nông thu nhập chính từ làm nông nghiệp, do vậy thu nhập các hộ gia đình còn thấp, có nhiều hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo đã ảnh hưởng nhiều đến việc quan tâm con em mình trong học tập. *. Nhà trường: - Về đội ngũ: + Trường (kể cả GV HĐBH) còn thiếu so với biên chế giao, thiếu về cơ cấu: Thiếu nhân viên TV-TB; thiếu 01GV bộ môn TD- Sinh. + Một số giáo viên, nhân viên ở xa trường, con nhỏ. Nhiều giáo viên, nhân viên đã học xong đại học chưa được nâng ngạch. + Vẫn còn giáo viên năng lực giảng dạy còn hạn chế, đặc biệt là kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, ôn thi tuyển sinh THPT... - Về HS: Tuy chất lượng đại trà, chất lượng HSG có tiến bộ trong năm học vừa qua song chưa thật ổn định. - Về CSVC: Còn có hạng mục cho đề án xây dựng trường chuẩn nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Nhìn chung, năm học 2019 - 2020, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhà trường phải có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng HS giỏi và chất lượng đại trà, hoàn thành tốt được nhiệm vụ năm học. II- PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết tâm phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn, đưa nhà trường tiến lên một bước mới, giữ vững danh hiệu Tập thể lao động Tiên tiến và các tiêu chí , tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng Mức độ 3. 1. Những nhiệm vụ trọng tâm: 1.1. Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục Duy trì 12 lớp với 364 HS. Không có học sinh bỏ học. Hoàn thành các tiêu chí PCGD-XMC năm 2019. 1.2. Thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua Đó là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", tiếp tục xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua “Hai tốt”, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn 2016-2020 (thực hiện Công văn số 1380/KH-SGDĐT ngày 27/10/2017) . 1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên tâm huyết với nghề, với trường, với học sinh; nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đặc biệt mỗi GV thực hiện hiệu quả nghiên cứu “dạy học theo chủ đề nội môn và liên môn”, “nghiên cứu khoa học” để giáo dục, giảng dạy đạt chất lượng cao và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời thực hiện dạy chữ - dạy người. Tích cực bồi dưỡng đội ngũ về chuyên môn nghiệp vụ do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức; Tích cực BDTX tại trường và tự BD; Tham gia các đợt sinh hoạt chuyên môn Tiếng Anh giữa các huyện , thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức, tăng cuwowngftoor chức các sân chơi trí tuệ, ngoại khóa Tiếng Anh. Thi GVG cấp huyện môn Ngữ văn, Vật lí, Địa lí. 1.4. Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh: Tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, giá trị sống, kỹ năng sống (thực hiện dạy kỹ năng sống, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh), phổ biến và giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông (Tổ chức dạy học nội dung giáo dục ATGT cho HS kết hợp tổ chức ngoại khóa, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong thời gian ngoài giờ lên lớp); phòng tránh tai nạn, đuối nước cho học sinh. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất như triển khai bài thể dục buổi sáng, võ cổ truyền.., chăm sóc sức khỏe (triển khai dự án “Chăm sóc mắt học đường” do quỹ Fred Hollows Australia tài trợ, tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo theo tiêu chí trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh. Áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Tổ chức thường xuyên các hoạt động thể thao, HĐGDNGLL, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, lao động tập thể (Cv số 1537/2014 của Bộ)....; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn- Đội- Hội- Gia đình và các đoàn thể ở địa phương. 1.5. Nâng cao chất lượng dạy - học Tập trung nhiều biện pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng dạy học, cả về mũi nhọn và đại trà. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch dạy học 37 tuần (Học kì I: 19 tuần thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục; Học kì II: 18 tuần thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục ) theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tăng cường các hoạt động chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học (CV 1034 của Sở GDĐT ngày 28/8/2018). Tổ chức tổ CM tập trung vào các chuyên đề, ngoại khóa, hội giảng thiết thực và đạt hiệu quả cao; dạy học theo chủ đề nội môn, liên môn để nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN, định hướng phát triển năng lực học sinh (đề kiểm tra môn Anh theo CV 1135/SGD ĐT ngày 8/9/2016). Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho HS. Tham gia và đạt kết quả cao trong các cuộc thi do các cấp tổ chức: Nghiên cứu khoa học (tổ KHXH), STKT (tổ KHTN), thi HSG lớp 9... 1.6. Tiếp tục cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà trường, tổ chuyên môn, Đoàn- Đội, chủ nhiệm lớp và các tổ chức, bộ phận khác trong trường. Phát huy tính tự chủ công việc ở các bộ phận và đạt hiệu quả hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học và đánh giá đúng thực chất, công tác Pháp chế. 1.7. Tăng cường CSVC và công tác XHHGD - Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả CSVC hiện có; tham mưu với địa phương có kế hoạch tu sửa CSVC định kỳ để giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia 2017-2022 - Làm tốt công tác XHHGD để thu hút sự quan tâm, ủng hộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, sách tham khảo bổ sung cho phòng Thư viện, sửa chữa CSVC, mua sắm bổ sung TBDH. 1.8. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng - Chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên; ổn định tổ chức đội ngũ, tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất. Tiếp tục giữ vững các tiêu chuẩn tiêu chí trường chuẩn Quốc gia và kiểm định chất lượng; - Tích cực tham mưu với địa phương tiếp tục triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ khóa XXXI và Nghị quyết HĐND xã về quy hoạch khuôn viên và xây dựng bổ sung cho nhà trường giữ vững CSVC trường chuẩn Quốc gia.. - Giữ vững 5 tiêu chuẩn, được Sở GD&ĐT kiểm tra công nhận nhà trường đạt chất lượng giáo dục mức độ 3 năm 2016 và được UBND tỉnh kiểm tra và công nhận đạt trường chuẩn quốc gia năm 7/2017; - Phấn đấu nhà trường tiếp tục giữ vững trường tiên tiến và chuẩn Quốc gia. 2. Chỉ tiêu cụ thể 2.1. Tập thể - Trường: Tập thể lao động Tiên tiến - Đạt Cơ quan văn hóa 2019 - Các tổ chức trong nhà trường: + Chi bộ: + Công đoàn: + Chi đoàn TN: + Liên đội TNTP: Trong sạch vững mạnh Vững mạnh xuất sắc Vững mạnh xuất sắc Vững mạnh xuất sắc 2.2. Cá nhân CBGVNV * Cán bộ, giáo viên đăng ký các danh hiệu thi đua: 23/23 biên chế = 100%. - CSTĐ CS (3 đ/c): + CBQL: 01 + Tổ KHTN: 01 . + Tæ KHXH: 01 - LĐTT (20 đ/c ): + Tổ KHXH: 09 đ/c. + Tổ KHTN: 08đ/c. + Tổ Văn phòng (3 đ/c) * Danh hiệu đạt: CSTĐCS là 2 -> 3 đ/c; LĐTT: 15 -> 18đ/c. - 100% GV được xếp loại chuẩn nghề nghiệp. 100% CBGV được xếp loại viên chức từ khá trở lên ; Có 8->10 đ/c xếp loại xuất sắc, GVG cấp huyện từ 1->3 đ/c. Có 100% CB,GV,NV tham gia viết và áp dụng SK đạt hiệu quả, được công nhận cấp huyện 08->10 SK. - Tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc thi do Phòng, Sở tổ chức. Có giải cấp huyện, tỉnh trong cuộc thi KHKT (tổ KHXH), STKT(tổ KHTN). Tổ chức thi GVG cấp trường: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Địa lí, chọn được 3 GVG dự thi cấp huyện. 2.3. Học sinh *) Chất lượng đại trà Khối SS Hạnh kiểm Học lực Tốt Khá T.Bình Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % K6 111 85 76.6 23 21.7 03 2.7 16 14.41 51 45.95 41 36.94 3 K7 86 65 75.6 19 22.1 02 2.3 13 15.12 40 46.51 31 36.05 2 K8 82 61 74.4 18 21.9 03 3.7 13 15.85 38 46.34 29 35.37 2 K9 86 68 79.0 17 19.8 01 1.2 12 13.95 40 46.51 34 39.54 + 365 279 76.44 77 21.10 09 2.46 54 14.79 169 46.30 135 36.99 7 + Học sinh được xếp loại thể lực từ đạt yêu cầu trở lên: 100% HS + Học sinh lên lớp thẳng đạt ≥ 98.08 %, dự kiểm tra lại 5 ->7 em. HS được công nhận TN năm 2020 là 86->100%. *) Chất lượng HSG - Môn văn hóa + Khối 9: 12 -> 16 em cấp huyện; 1 -> 2 em cấp tỉnh; đồng đội xếp thứ 5->13/27 Môn Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Lịch sử Địa lý Tiếng Anh SL HSG H 3->4 2/2 2/2 2/2 2->3 2/2 1->2 2->3 SL HSG T 2 Xếp thứ H 2-5/27 7-10/27 7-10/27 7-10/27 9-12/27 3-7/27 13->16/27 10-13/27 + Khối 6,7,8: 25 -> 30 em cấp huyện, xếp thứ dưới thứ 10/27 trường THCS toàn huyện. Môn Toán 8 Vật lý 8 Hóa học 8 Sinh học 8 Ngữ văn 8 Lịch sử 8 Địa lý 8 Tiếng Anh 8 SL HSG 3->5 2/2 2/2 1->2 3->4 1/2 1/2 2->3 Xếp thứ H 3->5/27 10-13/27 10-13/27 10-13/27 3-5/27 10-13/27 10-13/27 13-15/27 Môn Toán 7 Ngữ văn 7 T. Anh 7 Toán 6 Ngữ văn 6 T.Anh 6 SL HSG 3->4 2->3 2/2 3->4 2/3 2->3 Xếp thứ H 2-5/27 13->16/27 7-10/27 5-9/27 7-12/27 7-12/27 - Môn GDTC Môn Chạy Việt dã Điền kinh Ghi chú SL HSG H 8-13/27 10-13/27 SL HSG T 1 Xếp thứ H 8->13/27 10-13/27 *) Chất lượng tuyển sinhTHPT Chỉ tiêu đạt 75 -> 80% số HS dự thi đỗ vào THPT công lập Phúc Thành, xếp thứ dưới 100/272 trường THCS trong tỉnh. Môn Tỷ lệ dự thi Tỷ lệ đỗ Điểm bình quân Xếp thứ H Toán 5,0->6,3 7->12 Môn Ngữ văn 5,3->6,0 10->15 Môn thứ 3 (Anh) 4,8->5.5 5->10 Toàn trường 70->80% 75- 80% *) Tập thể lớp Lớp tiên tiến xuất sắc: 2/12. Lớp tiên tiến: 5/12, 5/12 TB. 3. Những giải pháp chính 3.1, Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục: Để duy trì được kế hoạch phát triển giáo dục là 12 lớp với 365 học sinh nhà trường thực hiện một số giải pháp là: - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng học sinh giỏi để nâng cao thương hiệu của nhà trường. Tăng cường vai trò của GVCN lớp để quản lý và vận động các em học tập và rèn luyện đạo đức tốt, xây dựng tập thể lớp đoàn kết vui vẻ và thân thiện. - Duy trì và phát triển môi trường giáo dục trong nhà trường lành mạnh, an toàn, thân thiện và các phong trào thi đua sôi nổi, tích cực, đạt hiệu quả cao. - Quản lý chặt chẽ học sinh trong thời gian ở trường. GVCN nắm bắt kịp thời hoàn cảnh của học sinh để uốn nắn, kết hợp với gia đình động viên các em tới trường khắc phục tình trạng bỏ học. 3.2. Thực hiện chỉ thị 03-CT/TW, các cuộc vân động của ngành và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Tuyên truyền nội dung Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt QĐ số 16/2008/BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT về Quy định đạo đức nhà giáo và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. - Tuyên truyền, phổ biến tiêu chí “Xây dựng trường học an toàn về ANTT” và “Phòng chống bạo lực học đường” đến toàn thể CBGV, CMHS và học sinh. Toàn thể CBGV, NV, phụ huynh học sinh ký cam kết trong việc giáo dục đạo đức học sinh. - Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện trong suốt năm học và yêu cầu các bộ phận xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch hoạt động riêng (Chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ Chuyên môn, tổ Văn phòng, Tổng phụ trách đội TN). Chú trọng vào việc: + Tuyên truyền vận động; + Giáo dục lồng ghép trong các bài giảng chính khóa, các HĐTT, HĐGDNGLL;… + Nâng cao chất lượng các tiết học, tiếp tục đổi mới cách ra đề kiểm tra theo định hướng năng lực học sinh, coi, chấm nghiêm túc; + Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá; + Đẩy mạnh công tác thi đua - khen thưởng; + Tăng cường các hoạt động văn nghệ, thể thao; + Xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn; + Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào trên. 3.3. Xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống. - Tiếp tục bồi dưỡng CBQL giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chuẩn giáo viên. - Phổ biến, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn mới, đặc biệt công tác Pháp chế… trong trường học để CBGVNV nắm bắt tình hình phát triển của xã hội. - Phân công chuyên môn, nhiệm vụ hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho CBGV,NV hoàn thành tốt công việc được giao. - Tăng cường kỷ cương, nền nếp làm việc trong trường: + Hội nghị CBVC: Sửa đổi, bổ sung và thống nhất quy chế hoạt động nội bộ. + CBQL, cán bộ tổ: Đẩy mạnh việc kiểm tra định kỳ, đột xuất, đôn đốc nhắc nhở và qua đó đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBGVNV, quy định của trường. Thông báo công khai và lưu giữ đầy đủ trong hồ sơ để làm minh chứng cho việc đánh giá theo Chuẩn, xếp loại viên chức và bình xét thi đua. + Mỗi CBGV, nhân viên: Nâng cao ý thức kỷ luật, thùc hiÖn tác phong làm việc khoa học. - Kết hợp với Công đoàn và CMHS tăng cường công tác thi đua-khen thưởng, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí, có tinh thần phấn đấu cao vì sự tiến bộ của nhà trường, vì chất lượng giáo dục, có ý thức kỷ luật cao, có tinh thần tương thân tương ái, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. - Tiếp tục tổ chức cho CBGV,NV học tập Thông tư 14/2018, Thông tư 20/2018 của Bộ GD&ĐT về Chuẩn Hiệu trưởng và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; các văn bản về quy chế chuyên môn, Quy định đánh giá xếp loại HS theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của BGDĐT. Cuối năm học tiến hành đánh giá quản lý theo Chuẩn Hiệu trưởng, PHT; đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên một cách nghiêm túc. - Đảm bảo chi trả đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho CBGV, nhân viên. - Động viên, tạo điều kiện cho GV đi học nâng chuẩn chuyên môn và bồi dưỡng chuyên môn. - Tích cực bồi dưỡng, giúp đỡ CBGV trong diện quy hoạch nguồn CBQL; tích cực bồi dưỡng quần chúng ưu tú để giới thiệu kết nạp Đảng. 3.4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng học sinh giỏi 3.4.1. Tuyển sinh và biên chế lớp - Tuyển sinh: Đây là vấn đề làm đầu năm học của nhà trường. Mọi CBGVNV được phân công có trách nhiệm vận động các em học sinh đã hoàn thành CHTH trên địa bàn xã vào dự xét tuyển sinh. - Biên chế lớp: Căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện đạo đức để sắp xếp lại lớp nhằm phân hoá đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp. 3.4.2. Tăng cường các hoạt động chuyên môn. Tập trung nâng cao chất lượng đại trà * Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyên môn (Công văn số 330 /PGDĐT ngày 23/8/2019 v/v thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 2019-2020 của Phòng GD&ĐT Kinh Môn. - Nhà trường: Phó hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 của nhà trường mà xây dựng kế hoạch chuyên môn cả năm, tháng; kế hoạch thi giáo viên giỏi trường; kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy thêm học thêm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ... - Tổ chuyên môn: Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của trường mà xây dựng kế hoạch chuyên môn cả năm, tháng của tổ; kế hoạch hội giảng, chuyên đề, ngoại khóa, bồi dưỡng đội ngũ… - GV bộ môn: Xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy tuần. - GV bồi dưỡng HS giỏi, dạy thêm: Có chương trình dạy, theo kế hoạch bồi dưỡng HSG của nhà trường. * Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học - Xây dựng chương trình theo khung thời gian 37 tuần theo HD của PGD&ĐT Kinh Môn. - Kế hoạch giáo dục của từng môn học, chương trình địa phương, dạy tự chọn, bồi duwowngzx HSG, phụ đạo HS yếu, kém, dạy thêm học thêm: Trên cơ sở đảm bảo chuẩn KTKN và thái độ của từng cấp học trong chương trình GD phổ thông hiện hành; -Tăng cường dạy học theo chủ đề nội môn, liên môn và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Thực hiện nghiêm túc chương trình điều chỉnh của Bộ GDĐT ban hành CV số 5842 ngày 01/9/2011, CV số 1035/SGD ĐT-GDTrH ngày 16/9/2011 của Sở GD&ĐT hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS và THPT; CV số 1038/SGD ĐT-GDTrH ngày 4/9/2015 của Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện một số yêu cầu về chuyên môn. - Môn Tiếng Anh thực hiện theo PPCT và công văn số 1358/SGD&ĐT ngày 05/11/2010 của Sở GD&ĐT Hải Dương, thực hiện chương trình tiếng Anh 10 năm theo CV số 7982/BGDĐT- GDTrH, ngày 01/11/2013 của Bộ GDĐT. - Môn GDCD tích hợp các chủ đề về đạo đức, phổ biến và giáo dục pháp luật. Đưa nội dung giáo dục về Công ước Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc vào môn GDCD lớp 9. - Tổ chức giáo dục ATGT theo chương trình tập huấn tại tại PGD&ĐT ngày 03/9/2019 và cho HS, GV đăng ký văn hóa giao thông từ đầu năm học; tổ chức dạy kỹ năng sống, đi trải nghiệm cho học sinh. - Tổ chức tốt việc dạy tự chọn (dạy tự chọn môn Toán và Ngữ Văn khối 9, môn Tin khối 6,7,8). Kiểm tra đánh giá kết quả học tập CĐTC của môn học thực hiện theo quy định tại Thông tư 58/2011 của Bộ. - Dạy chương trình Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn địa phương theo Quyết định số 433 ngày 29/4/2014, CV số 563 ngày 06/5/2014 của Sở GDĐT, Quyết định số 1091/QĐ- SGDĐT ngày 10/8/2017 V/v ban hành và sử dụng Tài liệu dạy học và hướng dẫn giảng dạy Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn địa phương trong các trường phổ thông tỉnh Hải Dương. - Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9: 9 tiết/năm (giảng dạy vào 3 buổi). Trong quá trình thực hiện cần hướng dẫn học sinh lựa chọn con đường học lên (THPT, GDTX, TCCN, học nghề). Dạy nghề PT (nghề điện dân dụng) cho HS K9. - Tổ chức GDNGLL: Nhà trường xây dựng kế hoạch chung về HĐNGLL. Thực hiệnđủ các chủ đề của mỗi tháng. Ngày 5/9, 20/11, 26/3 tổ chức hoạt động tập thể. Các tháng còn lại tổ chức theo quy mô khối, lớp với thời lượng 2 tiết/tháng theo chủ điểm của từng tháng (Đoàn đội và GVCN xây dựng kế hoạch cụ thể thể hiện rõ: mục tiêu, hình thức, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, thời gian, địa điểm, lực lượng tham gia, người phụ trách, thực hiện). - Tổ chức dạy đại trà tài liệu “Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa” cho HS theo đúng kế hoạch số 366a /KH-MSHH, ngày 16/9/2019 của Phòng GD &ĐT huyện Kinh Môn. - Tổ chức dạy thêm học thêm nghiêm túc khi được Phòng GDĐT cấp giấy phép. BGH tổ chức kiểm tra kế hoạch, nội dung giảng dạy, chỉ đạo kiểm tra chất lượng dạy thêm định kỳ, thông báo kết quả cho CMHS. Cho giáo viên đăng ký không dạy thêm ngoài nhà trường. - Giáo dục tập thể (theo CV số 1537/2014 của Bộ GDĐT). + Tiết chào cờ đầu tuần: Toàn thể CBGV, nhân viên và học sinh tham dự hát Quốc ca trên nền nhạc. Nội dung: Nhận xét, đánh giá tuần trước, nêu nhiệm vụ tuần sau và sinh hoạt Đội. + Tiết sinh hoạt cuối tuần: Do giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện (theo kế hoạch của nhà trường). Nội dung gồm; nhận xét, đánh giá các nền nếp hoạt động trong tuần, nêu nhiệm vụ tuần tới. Thời gia còn lại sinh hoạt theo các chủ đề, đặc biệt lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Riêng tuần cuối của tháng dành cho sinh hoạt Đội, giáo dục giới tính. - Giáo dục thể chất + Bố trí sân chơi, bãi tập hợp lý để giáo dục thể chất qua môn Thể dục và các hoạt động vui chơi khác; thực hiện nghiêm túc chương trình thể dục chính khóa, chương trình ngoại khóa; thực hiện đúng theo Quyết Định số 72/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/12/2008 của Bộ GD&ĐT, CV số 1159/SGD&ĐT-CTHSSV&CNTT ngày 12/9/2016 của Sở. Triển khai bài TD giữa giờ, võ cổ truyền, khiêu vũ thể thao. + Tổ chức theo dõi sức khỏe và sự phát triển thể chất của học sinh ngay từ lớp đầu cấp. Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh toàn trường. Kết hợp với Y tế triển khai việc tiêm chủng vắcc xin định kỳ cho học sinh nữ khối 8,9. * Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) - Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là: + Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (căn cứ vào bộ sách Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GDĐT); + Phát huy tính tích cực học tập, vai trò chủ động của HS trong giờ học; + Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bài soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất; thể hiện được sự phân hoá đối tượng học sinh; + Sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp. Không đọc - chép; + Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học; sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học; + GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác (đặc biệt chú ý luyện phát âm chuẩn l-n), trong sáng, sinh động, dễ hiểu, thái độ thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm; + Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá, giỏi và phụ đạo HS trung bình, yếu. Nghiên cứu dạy học theo chủ đề và định hướng phát triển năng lực HS. - Đối với các môn học đòi hỏi năng khiếu như: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng năng khiếu. - Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên (dự giờ thăm lớp, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy), tham gia hội thi GVG các cấp. - Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, thời gian trên lớp. - Sử dụng hết và hiệu quả TBDH hiện có, khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học. - Tổ chức giảng dạy, thực hành có hiệu quả ở các phòng học bộ môn. - Chỉ đạo các tổ dự thi nghiên cứu khoa học và phụ trách học sinh tham gia thi sáng tạo KH kỹ thuật. - Đổi mới việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh (theo CV số 1034 ngày 28/8/2018 của Sở GDĐT: Mỗi tổ CM thực hiện ít nhất 2 tiết/ năm học * Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá - Thực hiện đúng quy định đánh giá, xếp loại HS theo TT58/2011/BGDĐT ngày 12/12/ 2011 của BGD&ĐT, QĐ số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Nghiêm túc xây dựng ma trận và đề, đáp án kiểm tra định kỳ, đề kiểm tra thường xuyên thông qua tổ CM duyệt trước khi cho kiểm tra; tập hợp đề kiểm tra hay về thư viện của trường. Thực hiện phương án kiểm tra định kỳ gồm nhiều đề kiểm tra có nội dung tương đương nhau đối với các lớp cùng khối. Đề kiểm tra nội dung kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cấu trúc đề kiểm tra môn Anh theo CV số 1135/SGD&ĐT-TrH ngày 8/9/2016. - Cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan, giữa lý thuyết và thực hành trong KTĐG kết quả học tập của HS (theo môn), chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GD ĐT. Riêng đề kiểm tra môn Hóa học theo hướng dẫn của bộ môn mà Sở chỉ đạo. - Tăng cường bồi dưỡng GV về kỹ năng ra đề, chấm bài. Bài kiểm tra cuối học kỳdành tối thiểu trên 50% thời gian làm bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng. - Thường xuyên thông báo kết quả rèn luyện, học tập của học sinh cho phụ huynh. * Hoạt động của tổ chuyên môn - Tổ trưởng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Thực hiện việc kiểm tra xếp loại GV theo kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường. - Tổ chuyên môn sinh hoạt tổ, nhóm đúng thời gian quy định (2 lần/tháng), nội dung thiết thực, tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong khi thực hiện chương trình chính khóa, tự chọn, sử dụng TBDH, bồi dưỡng, phụ đạo HS, nhận xét rút kinh nghiệm các tiết dự giờ. Tổ chức sinh hoạt liên trường ở một số môn để thực hiện theo tinhn thần trong CV 1052 ngày 8/9/2015 của Sở. - Tổ chức hiệu quả: Mỗi tổ CM thực hiện được 2 chuyên đề 1 ngoại khoá/năm học . - Tổ chức 2 đợt Hội giảng (Tháng 11; tháng 3) và thi GVG trường tháng 11. * Dự thi Giáo viên giỏi cấp huyện: Thời gian thi vào tháng 3/2019 với môn Ngữ văn,Vật lí, Địa lí. - Căn cứ vào nguyện vọng của giáo viên đăng ký để tổ chức thi GVG trường (với môn Toán, Ngữ văn,Vật lí, Địa lí ) theo kế hoạch thi GVG huyện, cấp chứng nhận danh hiệu GVG trường cho giáo viên đạt. 3.4.3. Nâng cao chất lượng HS giỏi - Chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch BDHS giỏi, tổ chức chọn HS vào đội tuyển, bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. - Tạo điều kiện về phòng học, bàn ghế để bồi dưỡng HS. - Quản lí chặt chẽ kế hoạch, chương trình bồi dưỡng HS. Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng HS. - Khuyến khích, tạo điều kiện cho CBGV đi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để tích lũy kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng. - Có chế độ động viên kịp thời đối với GV bồi dưỡng HS giỏi có thành tích cao và học sinh đạt được các giải cao trong các kỳ thi. - Tổ chức dự thi HSG khối 9 vào tháng 11/2019; thi olympic khối 6,7,8 vào tháng 3/2020. Thi KHKT vào tháng 9/2019, 3.4.4. Tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, đuy trì nền nếp hoạt động của học sinh - Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả - Tổ chức các hoạt động: “Tuần lễ hoạt động tập thể”. - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong HS về hai cuộc vận động lớn của ngành để HS có ý thức “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Mà trước hết là tích cực tu dưỡng đạo đức; biết kính trọng người trên; biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ mọi người; tích cực học tập; sống giản dị, tiết kiệm; biết chấp hành pháp luật và những nội quy trường lớp; trung thực trong học tập và trong kiểm tra, thi cử. Tổ chức phổ biến và giáo dục pháp luật cho học sinh: Tăng cường phổ biến, giáo dục Luật ATGT đường bộ, phòng tránh các tệ nạn xã hội, tai nạn, đuối nước; phòng chống bạo lực học đường; ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của các trò chơi trực tuyến đối với học sinh. Giáo viên dạy môn GDCD lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật. - Tăng cường chỉ đạo, tổ chức các chương trình HĐNGLL theo chủ điểm hàng tháng. Tổ chức có hiệu quả cao các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội để giáo dục đạo đức học sinh và rèn kỹ năng sống, tổ chức đi trải nghiệm cho học sinh. - Phát động và tổ chức tốt các phong trào thi đua, tập trung vào 3 đợt thi đua lớn: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 22/12 và ngày 26/3. - Sớm kiện toàn Ban chỉ huy Liên đội, BCH Đoàn TN. Tổng phụ trách đội, giáo viên làm công tác Đoàn phân công công việc rõ ràng, đôn đốc, theo dõi, ghi chép, lưu trữ hồ sơ đầy đủ, khoa học hàng tuần, hàng tháng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch, tiêu chí hoạt động Đội, tiêu chí thi đua, động viên thường xuyên cho các lớp. - Tăng cường công tác chủ nhiệm lớp. GVCN lớp nâng cao tinh thần trách nhiệm, sát sao với học sinh, tổ chức cho học sinh lớp mình thực hiện nghiêm các quy định, những điều cấm đối với học sinh, duy trì các nền nếp của học sinh (chào cờ, truy bài, thể dục và múa hát sân trường giữa buổi học, hát tập thể) . - Tăng cường các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi với nhiều tiết mục văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian. - Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để quản lí, giáo dục đạo đức HS, động viên khích lệ ý chí phấn đấu vươn lên của HS. Cùng với Hội CMHS, học sinh ký cam kết thực hiện nhiệm vụ của học sinh, những quy định của nhà trường ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học (có bản ký cam kết). - Giáo dục kỹ năng sống tích cực: Trong khi dạy các môn học, nhất là các môn khoa học xã hội, khi tổ chức các buổi HĐGDNGLL, giáo viên chú ý lồng ghép việc rèn kỹ năng sống, đi trải nghiệm cho học sinh. - Vận động 100% HS tham gia bảo hiểm thân thể và bảo hiểm y tế; 100% phụ huynh tham gia sổ liên lạc điển tử để kịp thời cho việc phối kết hợp giáo dục học sinh. 3.4.5. Về cơ sở vật chất và công tác xã hội hóa GD - Bảo vệ an toàn, quản lý chặt chẽ CSVC của nhà trường; tài sản của GV, HS khi đến trường. Khai thác có hiệu quả CSVC hiện có. - Có biện pháp để HS bảo quản tốt trang thiết bị phòng học, giữ gìn vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh, giữ cho cảnh quan nhà trường: "Xanh - sạch - đẹp" (có bản bàn giao CSVC cho các lớp từ đầu năm học). - Tích cực tham mưu với Phòng GD&ĐT, phòng Tài chính để được đầu tư kinh phí sau chuẩn. - Thu hút sự quan tâm của CMHS và các tổ chức khác, các cá nhân đối với các hoạt động của nhà trường. Làm tốt công tác XHHGD để huy động quỹ mua bổ sung trang thiết bị phòng tin học, khuyến khích động viên khen thưởng cho HS nhà trường. 3.4.6. Nâng cao chất lượng công tác quản lý * Quản lí đội ngũ - Nắm chắc tình hình đội ngũ GVNV. Phân công công việc, chuyên môn hợp lý (theo thông tư 28/2009/TT- BGD ĐT, Thông tư 15/TT- BNV,Thông tư 08/2016/TT- BGD ĐT của Bộ GDĐT,Thông tư 16/2017/TT-BGD ĐT) - Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên theo Quyết định 06/2006/QĐ- BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ; Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn kiểm tra, đánh giá CMNV giáo viên của Ngành. + Kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ 100% giáo viên môn văn hóa, GV TD. + Kiểm tra chuyên đề đối với GV dạy môn Âm nhạc và các bộ phận khác. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề theo tháng và kiểm tra đột xuất. - Cuối năm học xếp loại CMNV, xếp loại viên chức cán bộ giáo viên theo quy định. * Quản lí học sinh - Thực hiện kế hoạch quản lý PCGD-XMC trên hệ thống điện tử: Họp Ban PCGD xã phân công các trường điều tra các hộ gia đình theo mẫu phiếu quy định và nhập vào máy từ 1/9 đến trước 20/9/2019. Đến 30/9/2019 hoàn thành các báo cáo về Phòng GD&ĐT. - Giáo viên bộ môn kiểm diện học sinh ở tất cả các tiết học, buổi học thêm, bồi dưỡng. GVTB nắm chắc tình hình học sinh trong buổi học được phân công trực ban. - Giáo viên chủ nhiệm lớp: Nắm chắc sĩ số học sinh. Tổ chức HS của lớp thực hiện nhiệm vụ của HS theo Điều lệ trường học và nội dung bản cam kết giáo dục đạo đức HS giữa GVCN và CMHS; tổ chức sinh hoạt lớp; thực hiện nhiệm vụ trong tiết chào cờ; lao động vệ sinh trường lớp an toàn, hiệu quả; tổ chức các HĐGDNGLL và các hoạt động tập thể khác (CV 1537/2014 của Bộ GDĐT). - Tăng cường hoạt động của Đội thiếu niên. Tổng phụ trách đổi mới cách thức, hình thức hoạt động Đội để có hiệu quả hơn. * Quản lí chất lượng giảng dạy - Xây dựng chỉ tiêu phấn đấu về chất lượng, thông qua Hội nghị CBVC đầu năm học - Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy chế chuyên môn, hồ sơ (giáo án, sổ điểm, sổ đầu bài, sổ dự giờ, sổ kế hoạch giảng dạy, sổ ghi nghị quyết và sinh hoạt chuyên môn). Xử lý kịp thời, thoả đáng kết quả kiểm tra. - Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thống nhất về việc xây dựng chương trình bồi dưỡng HS giỏi, chương trình tự chọn; về việc ra đề kiểm tra. - Cuối mỗi đợt thi đua, mỗi học kì, tổ chuyên môn, Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường họp, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu và phân tích nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục nếu chưa đạt chỉ tiêu. * Quản lí CSVC, tài chính, tài sản - Bổ sung và thống nhất quy chế chi tiêu nội bộ 2019, quy chế làm việc, quy chế thi đua khen thưởng, quy chế dân chủ, kế hoạch công khai… thực hiện đúng Luật ngân sách, các văn bản hướng dẫn; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - BCU, BGH, HĐT bàn bạc thống nhất kế hoạch tu sửa định kỳ CSVC để giữ vững danh hiệu trường chuẩn đã được công nhận từ 2017. - Thu nộp đúng quy định. Có sổ theo dõi chặt chẽ, chính xác tài chính, tài sản của trường. - Hợp đồng với người có khả năng, điều kiện để bảo vệ trường. - Phân công PHT phụ trách thư viện, TBDH. 3.5. Các tổ chức trong nhà trường vững mạnh *) Đối với tổ chức Công đoàn - Nhà trường tạo điều kiện về nhân lực, kinh phí, thời gian và các điều kiện khác cho Công đoàn hoạt động. - Phối hợp chặt chẽ với Công đoàn xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường, đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của các phong trào thi đua, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBGV, NV. - Động viên CBGV,NV tham gia phong trào hiến máu tình nguyện của Ngành (T10) *) Đối với Chi đoàn thanh niên Chỉ đạo sát sao hoạt động của Chi đoàn. Phân công giáo viên trẻ, năng động làm công tác Đoàn. Chỉ đạo và tạo các điều kiện thuận lợi cho Chi đoàn hoạt động. *) Đối với Tổ chuyên môn Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó có năng lực từ 01/8/2019 đến 25/8/2019. Phân công BGH sinh hoạt với tổ chuyên môn để trực tiếp chỉ đạo và hỗ trợ về chuyên môn. 3.6. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phấn đấu đạt loại Tốt – điểm 85->95đ/100đ. 3.7. Công tác XD trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng - Chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên; ổn định tổ chức đội ngũ, tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất. Tiếp tục giữ vững các tiêu chuẩn 1,2,3,5; - Tích cực tham mưu với địa phương triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ khóa XXXI và Nghị quyết HĐND xã về quy hoạch khuôn viên và xây dựng bổ sung phòng học, phòng chức năng cho nhà trường giữ vững CSVC trường chuẩn Quốc gia. - Giữ vững 5 tiêu chuẩn, được Sở GD&ĐT kiểm tra công nhận nhà trường đạt chất lượng giáo dục mức độ 3 năm 2016 và được UBND tỉnh kiểm tra và công nhận đạt trường chuẩn quốc gia năm 7/2017; Nhiệm vụ năm học 2019-2020 của nhà trường thật nặng nề, chỉ tiêu đề ra khá cao, năm học này nhà trường tiếp tục phấn đấu giữ vững các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia, kiểm định chất lượng đạt mức độ III, nâng cao chất lượng HSG, HS đại trà và đặc biệt là thi vào THPT.Song với sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND,UBND xã, của Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự kết hợp hỗ trợ của Hội cha mẹ HS trường, đặc biệt là sự đoàn kết, quyết tâm phấn đấu của tập thể CBGVNV, sự nỗ lực học tập, rèn luyện của HS, chúng ta hy vọng nhà trường sẽ hoàn thành được nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra của năm học 2019-2020 góp phần vào thành tích chung của ngành Giáo dục huyện nhà. Lạc Long, ngày 4 tháng 10 năm 2019 HIỆU TRƯỞNG Ngô Ngọc Tuấn