PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG THCS LẠC LONG
Video hướng dẫn Đăng nhập

NGÀY BÁC HỒ GỬI BỨC THƯ  CHO NGÀNH GIÁO DỤC

           Vào thời điểm ngày 15 tháng 10 hàng năm, các trường trong cả nước thường tổ chức lễ kỉ niệm ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành giáo dục. Và dẫu không ai bảo ai, không có quy ước, nhưng tất cả mọi nơi đều nhấn mạnh câu văn: “Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt”.

        Đó là bức thư Bác viết vào ngày 15-10-1968, gửi “các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp đầu năm học mới”. Năm học 1961, thực hiện ý kiến của Bác Hồ, phong trào thi đua “ Hai Tốt” được phát động bắt đầu từ tiếng trống khai trường của trường cấp II Bắc Lý. Phong trào lan rộng trong cả nước, cho đến năm học 1968-1969 mà Bác gọi là “ năm học thứ tư chống Mỹ cứu nước”, bức thư của Bác ra đời như một quyết tâm thư của ngành giáo dục về thi đua dạy tốt và học tốt.

          Ở vào thời điểm này, giặc Mỹ điên cuồng ném bom phá hoại miền Bắc, tình trạng sức khoẻ của Bác đã có dấu hiệu xấu đi nhiều. Bác tỏ ra đặc biệt quan tâm khi nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu báo cáo tình trạng dạy và học dưới làn bom đạn của quân thù, trong khi lương thực, thực phẩm thiếu thốn, nhưng việc sơ tán trường lớp vẫn đảm bảo an toàn, phong trào thi đua dạy và học vẫn khí thế. Bức thư đánh máy, Bác đọc rất kỹ, đã sửa chữa một số câu chữ, còn chuyển nhờ Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên xem kỹ và thêm ý kiến (bút tích còn lưu trữ ở bảo tàng Hồ Chí Minh).

     Sau lời thăm hỏi ân cần mở đầu, Bác nhận xét và biểu dương thành tích của sự nghiệp giáo dục: Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Bác vui lòng biết rằng, mặc dù hoàn cảnh khó khăn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp I, nhiều xã đã có trường cấp II, các huyện đều có ít nhất một trường cấp III. Số người đi học đã hơn sáu triệu, trong đó có hơn một triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tăng gấp ba lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức”. Những dòng thư này là tư liệu lịch sử quý giá về nền giáo dục ở miền Bắc nước ta vào thời điểm chiến tranh chống Mỹ ác liệt nhất.

      Tiếp đó là một giọng văn chính luận sắc bén: “Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị và quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ”. Giáo sư Trần Đình Đạm tâm sự khi đọc những dòng thư này của Bác: “ Là người trong cuộc vào thời điểm đó, tôi cũng như các đồng nghiệp đều biết rằng, chúng tôi cũng như cả nền giáo dục của chúng ta ngày nay vẫn còn nhiều khuyết điểm, nhiều vấn đề, cả những tệ nạn tiêu cực cũng có, song sự đánh giá và biểu dương chính diện và công minh của Bác thật đã ấm lòng và nức lòng chúng tôi, không những để vượt qua những khó khăn mà còn để khắc phục những yếu kém, phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng để làm tròn nhiệm vụ. Bác là Bác Hồ, là lãnh tụ tối cao, song không đứng trên chúng tôi, mà đứng cạnh chúng tôi, chia sẻ khó khăn và thuận lợi của chúng tôi…” Không riêng giáo sư Trần Đình Đạm, nhiều nhà giáo về hưu nay đã tuổi cao sức yếu vẫn nhớ lại những giây phút phấn chấn khi đọc những dòng thư đầy sự động viên, cổ vũ những cố gắng và thành tích mà các thầy cô giáo, các học sinh, sinh viên đã đạt được.

    Động viên, khích lệ để nhắc nhở ân cần. Đó là cách của một nhà chính trị đại tài, khi những dòng tiếp theo Bác nhắc nhở 5 điều phải làm: Nâng cao tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng; Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt; Bảo đảm sức khoẻ và an toàn; Phát huy đầy đủ dân chủ và xã hội chủ nghĩa; Các cấp Đảng và chính quyền phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, chăm sóc nhà trường về mọi mặt.

       Không ai ngờ đó là bức thư cuối cùng của vị cha già dân tộc, nhưng từ những dòng thư ấy, hàng ngàn nhà giáo, học sinh, sinh viên đã cố gắng nỗ lực hết mình vì đồng bào miền Nam ruột thịt, hàng trăm nhà giáo và sinh viên đã gác bút nghiên lên đường ra trận và quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.

                                                                              Người sưu tầm: Nguyễn Văn Hùng 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vào thời điểm ngày 15 tháng 10 hàng năm, các trường trong cả nước thường tổ chức lễ kỉ niệm ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành giáo dục. Và dẫu không ai bảo ai, không có q ... Cập nhật lúc : 8 giờ 44 phút - Ngày 27 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Sáng 16/5, tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức “Tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi năm học 2012 -2013”. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 35 phút - Ngày 15 tháng 6 năm 2013
Xem chi tiết
Ngày 08/05/2013, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị công tác chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Quế, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ban lã ... Cập nhật lúc : 16 giờ 28 phút - Ngày 15 tháng 6 năm 2013
Xem chi tiết
Sáng 23/4, tại đền thờ Chu Văn An, xã Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương diễn ra lễ phát động Tuần lễ Toàn cầu hành động vì giáo dục 2013. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 23 phút - Ngày 15 tháng 6 năm 2013
Xem chi tiết
Ngày 18/4/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 2549/BGD ĐT-HTQT giới thiệu Trung tâm giáo dục về Khoa học tự nhiên và Toán học- Panasonic Risupia Việt Nam, địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà Su ... Cập nhật lúc : 16 giờ 21 phút - Ngày 15 tháng 6 năm 2013
Xem chi tiết

Sáng ngày mùng bảy Tết Quý Tỵ (16/02/2013), tại Văn Miếu Mao Điền, Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Cẩm Giàng tổ chức & ... Cập nhật lúc : 9 giờ 56 phút - Ngày 23 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

Năm nay, Đảng ta tròn 83 tuổi, chừng ấy mùa xuân đã qua đi trải qua bao thăng trầm, lớp lớp đảng viên đã ng ... Cập nhật lúc : 15 giờ 42 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

Chỉ đứng sau Văn miếu Quốc Tử Giám, với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, văn miếu Mao Điền đã trở thành n ... Cập nhật lúc : 15 giờ 40 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

Do công lao to lớn của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước và dân tộc, vì vậy ngay những năm cuối đời, Đại Vương qua đời, Kiế ... Cập nhật lúc : 15 giờ 35 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

Trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc Tết Quý Tỵ 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

... Cập nhật lúc : 15 giờ 30 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết
12
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG